LK31-08 Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.
Nguyên liệu thực phẩm chức năng, Dược phẩm và Mỹ phẩm, Dịch vụ Đăng ký công bố Thực phẩm chức năng, đăng ký Mỹ phẩm, đăng ký Quảng cáo và Dịch vụ kiểm nghiệm, Gia công thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
Website: http://novaco.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NOVACO
11/12/2023
Posted by: Admin

Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh. Cùng NOVACO tìm hiểu tất tần tật về rối loạn kinh nguyệt nhé!

 

Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

 

1. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng gì?

Kinh nguyệt là một quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ và bắt đầu từ độ tuổi dậy thì đến tiền mãn kinh. Nó là một phần quan trọng của chu kỳ sinh sản và giúp chuẩn bị cơ thể cho khả năng mang thai. Kinh nguyệt xảy ra khi niêm mạc tử cung bong ra và được đẩy ra khỏi cơ thể dưới dạng máu. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của một phụ nữ là khoảng 28 ngày, nhưng chu kỳ này có thể dao động từ 21 đến 35 ngày và thời gian kinh nguyệt trung bình là khoảng 3 đến 7 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là thuật ngữ thường dùng để chỉ các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc chậm kinh trong một khoảng thời gian dài, kinh nguyệt quá nặng hoặc quá dài, đau bụng kinh nguyệt, và các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt và đau đầu. 

2. Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn. Tuy nhiên, một số triệu chứng điển hình nhất của rối loạn kinh nguyệt có thể bao gồm:

- Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thay đổi: Kinh nguyệt xuất hiện quá thường xuyên hoặc quá ít, kéo dài hoặc ngắn hơn so với thời gian thông thường.

- Đau bụng kinh dữ dội: Đau bụng thường xảy ra trước hoặc trong khi có kinh nguyệt và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

- Chảy máu nặng hoặc nhẹ: Lượng máu kinh nguyệt có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường và thời gian kinh nguyệt cũng có thể khác so với thường lệ.

- Thay đổi tâm trạng: Cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc khó chịu trong thời gian kinh nguyệt.

- Bị đột ngột ngừng kinh nguyệt: Kinh nguyệt ngừng mà không có bất kỳ giải thích nào.

- Xuất hiện các triệu chứng khác: Như chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, nổi mẩn ngứa vùng kín, viêm âm đạo, chảy dịch âm đạo, sốt, đau lưng hoặc đau đầu.

3. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Trong khoảng 1 năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ có thể chưa ổn định do sự thay đổi thường xuyên của hormone nội tiết tố. Đây chỉ là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 

Tuy nhiên, trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài, chị em có thể phải đối mặt với các vấn đề sau:

- Thiếu máu: Là tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ bị rong kinh hoặc có lượng máu kinh nhiều. Nó có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của phái đẹp.

- Có thể dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt làm cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt hoặc làm vùng kín quá khô, dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến vi khuẩn có hại sinh sôi và xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín từ đó gây ra viêm phụ khoa. 

- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài là một trong các nguyên nhân gây vô sinh- hiếm muộn ở chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do thời điểm rụng trứng không đều làm khó xác định chính xác ngày quan hệ để dễ có thai. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt gây viêm tắc vòi trứng cũng làm mất thiên chức làm mẹ ở phụ nữ. 

- Giảm ham muốn tình dục: Rối loạn kinh nguyệt làm cuộc yêu trở nên thất thường. Thêm vào đó, viêm phụ khoa do rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em bị đau khi quan hệ, dần dần làm giảm ham muốn tình dục ở phái đẹp. 

Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng, khó chịu và thay đổi tâm trạng do rối loạn kinh nguyệt có thể gây stress và ảnh hưởng đến tâm lý.

4. Kinh nguyệt rối loạn do đâu?

Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

- Rối loạn nội tiết tố

Nhiều trường hợp rối loạn kinh nguyệt do các vấn đề về nội tiết tố. Những trường hợp như mang thai, mới sinh con, tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh làm nội tiết tố thay đổi gây rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt, phụ nữ đang cho con bú thường không có kinh hoặc kinh thưa do tác động của tuyến sữa làm suy giảm hormone nội tiết tố. 

Ngoài ra, nhiều chị em có các rối loạn liên quan như rối loạn tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận hoặc tuyến vú có thể bị rối loạn kinh nguyệt thường xuyên. Việc sử dụng thuốc khangs inh, thuốc tránh thai cũng làm chị em bị rối loạn kinh nguyệt. 

- Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của phải đẹp.

 

Biến chứng của Rối loạn kinh nguyệt

 

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn khi:

  • Ăn kiêng quá độ, thiếu dinh dưỡng, giảm cân đột ngột
  • Tăng cân quá mức do ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ và đồ ngọt
  • Sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt
  • Mắc bệnh

Ngoài những nguyên nhân kể trên, rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Đái tháo đường, tim mạch, huyết áp
  • Các bệnh lý liên quan viêm nhiễm phụ khoa
  • Các bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng hoặc thậm chí là ung thư. 
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm gan, bệnh lý tuyến vú, suy giảm chức năng thận cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, cần thực hiện một loạt các xét nghiệm và khám sức khỏe chuyên sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

5. Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt

- Giữ vững cân bằng dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo… vì thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Thực hành các bài tập giảm căng thẳng: Stress và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó, thực hành yoga, meditate, các bài tập thở và giảm stress sẽ giúp giảm tác động này.

- Điều chỉnh lối sống: tập luyện thể thao, tránh hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, đảm bảo giấc ngủ đủ và đúng giờ, điều này sẽ giúp cơ thể có được sự cân bằng tốt hơn.

- Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe sớm và điều trị ngay khi cần thiết.

- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bạn đang sử dụng thuốc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng một cách tùy tiện.

- Tránh nhiễm khuẩn: Để tránh nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm và các vấn đề liên quan đến viêm âm đạo, hãy giữ vùng kín luôn sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo, sử dụng các sản phẩm vệ sinh phù hợp và tránh sử dụng sản phẩm làm sạch vùng kín chứa các hóa chất độc hại.

6. Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

7. Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào? 

Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Nếu rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý nền tảng như u xơ tử cung, bệnh viêm buồng trứng, tiểu đường,… thì điều trị tập trung vào điều trị bệnh lý gốc và có thể đưa ra phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, đốt điện hoặc phẫu thuật phụ khoa.

Nếu rối loạn kinh nguyệt do rối loạn dinh dưỡng, căng thẳng, quá tập thể dục hoặc sử dụng thuốc tránh thai, các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, giảm căng thẳng, giảm tập luyện hoặc thay đổi phương pháp tránh thai có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Nếu rối loạn kinh nguyệt là do tiền kinh nguyệt, thì việc sử dụng thuốc ức chế tiền kinh nguyệt có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng.

Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt cũng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

 

NOVA GROUP hiện đang là hệ thống Tư vấn và Gia công Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt,... chất lượng cao và đa dạng bào chế như: Viên nén, viên nang, viên hoàn,… Nếu Quý khách có nhu cầu muốn Gia công TPCN hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều hòa kinh nguyệt,... xin vui lòng liên hệ Hotline: 0936.432.966.

Xem thêm: Hệ thống NOVA GROUP

 

NOVA GROUP- Hệ thống Tư vấn và Gia công TPCN, gia công Mỹ phẩm hàng đầu có Viện Nghiên cứu TPCN và Nhà máy Gia công TPCN, Mỹ phẩm đạt chuẩn GMP. 

Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại NOVA GROUP sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức ->  dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo ->  cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng).

NOVA GROUP không ngừng nghiên cứu, phát triển và sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn nhằm mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng.