LK31-08 Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.
Nguyên liệu thực phẩm chức năng, Dược phẩm và Mỹ phẩm, Dịch vụ Đăng ký công bố Thực phẩm chức năng, đăng ký Mỹ phẩm, đăng ký Quảng cáo và Dịch vụ kiểm nghiệm, Gia công thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
Website: http://novaco.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NOVACO

Cao Bưởi đỏ

  • Tình trạng: Còn hàng

- Xuất xứ: Việt Nam.

- Dạng bào chế dược liệu: Bột, Cao lỏng, Cao đặc, Cao khô.

- Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm.

- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.

CAO BƯỞI ĐỎ - CAO DƯỢC LIỆU NOVACO

1. Mô tả dược liệu:

- Tên Gọi Khác: Bưởi Luận Văn, Bưởi Tiến Vua.

- Tên Khoa Học: Citrus maxima (Burm) Merrill, Citrus grandis Osbeck.

- Thuộc Họ: Họ Cam Rutaceae.

- Thuộc tính:

Bưởi Luận Văn, còn được gọi là bưởi đỏ, là sản vật "tiến vua" ngày xưa. Ngày nay giống bưởi quý được trồng rất nhiều tại làng Luận Văn (xã Thọ Xương) và các xã Xuân Bái, Xuân Lam, Xuân Trường… huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Theo lịch sử được kể lại, lúc nghĩa quân Lam Sơn đóng quân tại làng đã được người dân đãi giống bưởi này. Vì thế giống còn có tên gọi khác là Bưởi Tiến Vua. Ngoài ra, Bưởi Luận Văn còn có tên tiếng anh là Red Pomelo.

Bưởi có vị ngọt, mọng nước và mùi thơm đặc trưng. Khi quả còn nhỏ, bưởi có màu xanh và sau đó chuyển sang màu vàng. Đến lúc bưởi chín thì chuyển sang màu đỏ au, trong ruột bưởi có màu hồng tươi, được nhiều người ưa chuộng.

Trái: có hình tròn bầu. Khi chín da và tép bưởi có màu đỏ đẹp mắt. Khối lượng trung bình đạt 1.03kg/trái. Lúc non vỏ có màu xanh, chuyển vàng thành cam đỏ khi chín dần.

Lá: có hình bầu dục, có chiều dài trung bình khoảng 17.09cm, màu lá xanh đậm, mép lá có lượn sóng. Eo lá có hình tim ngược. Mặt trước có phần gân chìm, gân phụ đối xứng nhau. Mặt sau gần chính nổi, gân phụ chìm khó nhìn bằng mắt thường.

Thân: Hiếm khi có gai.

 

Cao Bưởi đỏ - Cao Dược liệu Novaco

 

Giá trị mang lại của cây Bưởi Luận Văn: 

  • Chất lượng trái: Bưởi Luận Văn có vị ngọt the, chua dịu, có mùi thơm đặc trưng. 
  • Cho bóng mát: Cây bưởi Luận Văn 8 năm tuổi có chiều cao trung bình đạt 8m, đường kính tán đạt 8.5m. Vì thế rất thích hợp để trồng làm bóng mát.
  • Phong thủy: thường được dâng lên bàn thờ tổ tiên trong dịp lễ, Tết. “Theo quan niệm của mọi người, màu đỏ sẽ phù hợp với ngày tết. Vì thế, trên mâm ngũ quả, nếu có quả bưởi Luận Văn thì chắc chắn sẽ có những điều may mắn, thịnh vượng trong năm mới”.

- Thành phần hóa học:

Các bộ phận khác nhau của Bưởi chứa các thành phần hoạt tính khác nhau, điều này làm cho Bưởi trở nên phổ biến vì có các hoạt động sinh học hiệu quả khác nhau.

Chiết xuất ethanolic trong nước của vỏ Bưởi chủ yếu bao gồm flavonoid, acid ascorbic và carotenoid, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hoạt động sinh học khác nhau như chống oxy hóa, chống viêm và chống xơ vữa. Các flavonone có trong vỏ Bưởi chủ yếu ở dạng aglycones và glycoside và các aglycones flavonone thường được xác định là hesperetin, naringenin và eriodictyol.

Vỏ Bưởi còn được phát hiện chứa các axit phenolic khác nhau như acid chlorogenic, acid ferulic, acid caffeic, acid gallic, acid ρ-coumaric và acid sinapic. Trong số đó, acid gallic được tìm thấy nhiều nhất trong vỏ của các loại Bưởi khác nhau. Carbohydrate, kali, natri, phospho, calci, sắt, magie, thiamin, nước và pectin cũng được tìm thấy trong vỏ quả.

Tinh dầu từ lá Bưởi chứa các thành phần khác nhau như α-Pinene (0,40%), β-Pinene (3,71%), Sabinine (0,93%), methyl heptenone (1,25%), β-myrcene ( 0,90%), hexanal (0,12%), t -Ocimine (1,19%), linalool (0,16%), 1-Hexene, 3,3-dimethyl (0,67%), geranyl formate (1,83%), geranylacetate (0,82%) và β-farnesene (0,45%), trong đó các thành phần chính là: Z-citral (13,38%), 4-metyl-1-hexene (15,22%), E-citral (17,75 %) và DL-limonene (31,83%). Người ta cũng phát hiện ra rằng tinh dầu của Bưởi có hiệu quả chống lại Aspergillus flavus.

Hoa Bưởi cho tinh dầu với 23 thành phần, trong đó có α-Pinene (1,20%), limonen (6,75%), linalol (21,05%), α-terpincol (1,10%), nerol (1,60%), geranial (1,75%), nerolidol (32,70%), cedrol (15,35%), farnesol (20,00%).

2. Tác dụng của Dược liệu Bưởi đỏ

- Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, các bộ phận khác nhau của Bưởi được sử dụng qua nhiều thế hệ vì chúng đã được khoa học chứng minh là có tiềm năng chữa bệnh và an toàn cho con người.

Vỏ quả Bưởi được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, có vị đắng, cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hoá đờm, tiêu báng, tiêu phù thũng, hoà huyết, giảm đau.

Tương tự như vậy, hoa Bưởi có tác dụng chống lo âu và rối loạn giấc ngủ, hoa được dùng trong trường hợp tâm thần bất thường, hen suyễn, bệnh phong, nấc, ho và động kinh. Do có chứa hương thơm ngọt ngào, hoa Bưởi còn được sử dụng làm thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa và hương liệu hoặc chất làm tăng hương thơm trong ngành dược phẩm.

Lá Bưởi có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng. Lá Bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu, cất tinh dầu.

Ngoài ra, Bưởi cũng được sử dụng để giảm cholesterol và giảm cân.

- Theo y học hiện đại

+ Chống oxy hoá

Các nguyên tử không ổn định được gọi là các gốc tự do thường được tạo ra trong cơ thể con người thông qua các phản ứng sinh hóa khác nhau có thể gây ra thiệt hại cho các tế bào thông qua quá trình oxy hóa, có liên quan đến việc gây ung thư, xơ vữa động mạch, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer,... Các sản phẩm thực phẩm chứa nhóm chức OH (hydroxyl) được coi là có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hủy hoại của quá trình oxy hóa bằng cách tặng các điện tử của chúng cho các gốc tự do.

Bưởi là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như flavonoid, polyphenol và acid ascorbic, là những chất trung hòa tốt các gốc tự do, trong đó polyphenol là thành phần quan trọng ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.

+ Chống viêm

Viêm là cơ chế tự nhiên của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những yếu tố bên ngoài và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Sự hiện diện của polysaccharid trong Bưởi có hoạt tính kháng viêm tiềm năng. Hoạt động chống viêm của Bưởi đã được báo cáo trong một nghiên cứu thực hiện trên cả thỏ được kích thích bằng amoniac và bệnh nhân lâm sàng, polysaccharide có trong quả làm giảm các triệu chứng cũng như ức chế viêm mãn tính.

Bưởi có chức năng như một chất chống viêm tốt vì polysaccharid và coumarin có trong vỏ quả có tác dụng ngăn chặn các hoá chất trung gian gây viêm và các cytokine tiền viêm.

+ Chống ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ Bưởi có thể gây ra quá trình apoptosis của tế bào khối u chuột bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào ở pha S và điều chỉnh giảm các biểu hiện Bcl-2 và điều chỉnh Bax, điều này gợi ý rằng tác dụng chống khối u in vivo được điều trị bằng vỏ Bưởi có thể là do các đặc tính điều hòa miễn dịch của polysaccharides và các đặc tính gây apoptosis trên chuột mang khối u.

Sen và Samanta (2015) đã nghiên cứu hoạt tính chống khối u từ chiết xuất methanol của lá Bưởi chống lại dòng tế bào Ehrlich Ascites Carcinoma ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự hiện diện của flavonoid và limonoids có trong lá Bưởi làm trung gian hoạt động chống ung thư và chống viêm.

Ngoài ra, chiết xuất Bưởi liên kết với các acid mật thứ cấp có liên quan đến việc phát triển ung thư đại trực tràng. Do đó, kết quả của các nghiên cứu đã cung cấp thông tin rằng chiết xuất Bưởi có thể làm giảm yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng.

+ Hoạt tính kháng vi sinh vật

Hoạt tính chống nấm

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Singh và Navneet (2016) phát hiện rằng tinh dầu Bưởi ức chế hoàn toàn sự phát triển sợi nấm của A. alterta, A. terreus, F. oxysporum, A. fumigatus, H. oryzae và T. viride ở nồng độ 750 ppm.

Năm 2004, Bijun đã nghiên cứu chiết xuất etanolic của vỏ Bưởi và chứng minh là có hiệu quả chống lại một số loại nấm mốc. Dịch chiết được phát hiện có khả năng ức chế sự phát triển của Aspergillus niger V , Tiegh, Penicillium và Aspergillus otyzae với tỷ lệ ức chế lần lượt là 60,5%, 59,5% và 34,3%.

Hoạt tính chống độc tố

Aflatoxin, một loại độc tố được tạo ra bởi một số loại nấm (Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus) là chất độc gây ung thư và gây đột biến. Singh và cộng sự vào năm 2010 đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy tinh dầu Bưởi ở nồng độ 500 ppm ức chế hoàn toàn Aflatoxin B1. Vì vậy, tinh dầu của Bưởi có thể được sử dụng để chống lại aflatoxin.

Hoạt tính kháng vi khuẩn

Hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất ethanolic của vỏ Bưởi được nghiên cứu là có khả năng chống lại vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Salmonella. Ngoài ra, dịch chiết etyl axetat thô từ bề mặt ngoại vi của vỏ Bưởi cũng có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gram dương.

Trong một số nghiên cứu khác về hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất methanolic (175 ml methanol) từ lá, vỏ và múi của Bưởi, cho thấy khả năng chống lại vi khuẩn Escherichia coli, P. aeruginosa, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumonia.

+ Duy trì sức khoẻ tim mạch

Về bản chất, Bưởi có hàm lượng kali cao, Bưởi giúp duy trì huyết áp bình thường. Nó cũng có chức năng thúc đẩy hoạt động của cơ tim, giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt một cách tự nhiên. Bưởi rất có lợi trong việc ngăn ngừa các trường hợp đau tim và đột quỵ và do đó góp phần kéo dài tuổi thọ và khỏe mạnh hơn.

+ Tác dụng của Bưởi ở người có Hội chứng chuyển hoá

Cả múi và vỏ của Bưởi đều có khả năng điều trị trong trường hợp rối loạn chuyển hóa bằng cách cải thiện chuyển hóa glucose, ngăn ngừa tăng cân và giảm rối loạn lipit máu.

Chiết xuất của vỏ Bưởi được chứng minh làm giảm trọng lượng cơ thể và TC, TG, LDL-c máu trong một nghiên cứu với chuột béo phì bằng cách kích hoạt các enzym sinh hóa chịu trách nhiệm chuyển hóa lipid, chẳng hạn như carnitine palmitoyl-transferase và lipase.

3. Liều dùng & cách dùng

Vỏ quả Bưởi, ngày dùng 4 – 12g dưới dạng sắc uống.

Lá Bưởi, ngày dùng 10 – 20g lá tươi xông, cất tinh dầu, nướng chín để xoa bóp.

Hoa Bưởi tươi, cất tinh dầu tuỳ theo liều lượng.

Lưu ý

  • Bưởi rất giàu Kali và Vitamin C nếu dùng quá nhiều sẽ có hại cho những bệnh nhân có vấn đề về thận.
  • Những người dị ứng với trái cây họ cam quýt nên tránh các thực phẩm và thuốc từ Bưởi.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về việc sử dụng Bưởi để điều trị các vấn đề sức khỏe.
  • Nếu tiêu thụ Bưởi quá mức, sẽ dẫn đến táo bón và hình thành sỏi thận.

4. Cần tìm mua Cao Bưởi đỏ chất lượng ở đâu?

Nếu Quý khách đang có nhu cầu mua Cao Bưởi đỏ cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) thì việc tìm mua nguyên liệu Cao Bưởi đỏ chất lượng là một vấn đề tiên quyết. 

 

NOVACO hiện có hơn 10 năm là nhà cung cấp hàng đầu về nguyên liệu Thực phẩm chức năng ( TPCN), nguyên liệu Dược phẩm, nguyên liệu Mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất Sữa bột tại thị trường Việt Nam. Cung cấp Nguyên liệu Key độc quyền được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu TPCN (Novains).
Chúng tôi có Nhà máy nấu Cao dược liệu đạt ISO 22000:2018 nên có thế mạnh cung cấp nguồn Cao dược liệu chất lượng, Cao dược liệu xuất xứ Việt Nam uy tín với giá thành cạnh tranh.
Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của quý khách về sản phẩm, giá cả và phương thức vận chuyển, nhập khẩu hàng. Xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0936.432.966 để đặt mua nguyên liệu này.