Bột chiết xuất gừng (10:1)
- Tình trạng: Còn hàng
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Dạng bào chế dược liệu: Bột.
- Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm.
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao).
- Tên Khoa Học: Zingiber offcinale Rosc.
- Thuộc Họ: Gừng (Zingiberaceae).
- Thuộc tính:
Chi Zingiber Boehmer ở châu Á có khoảng 45 loài, trong đó Việt Nam 11 loài. Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á, đến Đông Nam Á và Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới.
Gừng trồng trong nhân dân hiện nay cũng có nhiều giống. Loại “gừng trâu” có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Loại “gừng gié” có thân và củ đều nhỏ, nhưng rất thơm. Loài này cũng gồm 2 giống, giống củ nhỏ có màu hồng tía ở phần củ non, thường được đồng bào dân tộc trồng ở vùng cao, như ở các huyện phía bắc tỉnh Hà Giang, Sìn Hồ (Lai Châu), Sapa, Bát Xát (Lào Cai). Theo nhân dân địa phương, giống gừng này chịu được khí hậu lạnh kéo dài trong mùa đông. Cây trồng trên nương ít cần chăm sóc. Còn giống gừng củ nhỏ màu vàng ngà, được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở phía nam. Như vậy, đặc điểm sinh thái riêng của các giống gừng tùy thuộc vào điều kiện vùng trồng. Đặc điểm chung nhất của chúng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng (gừng trâu). Cây trồng thường có hoa ở năm thứ hai. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè - thu nóng và ẩm.
Thân rễ (thường gọi là củ)- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can khương. Thân rễ, thu hái vào màu đông, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín. để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).
- Thành phần hóa học:
Thân rễ phơi khô chứa: Tinh bột (>50%), protein (9%), lipid (6-8%) gồm triglyceride, acid phosphatidic, lecithin và các acid tự do; chất xơ (5.9%), tro(5.7%), canxi (0.1%), photpho (0.15%), sắt (0.011%), natri (0.03%), kali (1.4%), vitamin A (175 IU/100g), B1 (0.05mg/100g), vitamin B2 (0.13mg/100g), niacin (1.9mg/100g), vitamin C (12mg/100g), và khoảng 380kcal/100g.
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
2. Tác dụng dược lý của Bột chiết xuất gừng
- Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
- Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
- Giảm đau và giảm ho.
- Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
- Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên cây chó gây nôn bằng đồng sulfat.
- Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
- Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này.
- Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.
- Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
- Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.
- Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay vủa gừng ức chế hoạt tính men ATPase.
- Gừng đã được thử nghiệm tác dụng gây mê cục bộ và thấy dung dịch 2% của cao gừng có tác dụng tê bằng 0,73 lần so với tác dụng của dung dịch 0,5% procain. Gingerol và Shogaol có trong gừng có tác dụng kích ứng da mạnh, gây ban đỏ, nhưng không gây phồng rộp da, nên gừng có thể dùng làm thuốc gây sưng huyết da.
- Gừng đã được thử nghiệm bằng phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới và chứng minh có tác dụng diệt động vật thân mềm. Gừng có thể là thuốc diệt động vật thân mềm và diệt sán máng có nhiều triển vọng.
- Nhiều chất có tác dụng ức chế mạnh sự sinh tổng hợp prostaglandin đã được phân lập từ gừng.
- Chuột cống trắng ăn thức ăn trộn với 30% gừng thì nồng độ cholesterol huyết thanh giảm và mức đường máu tăng một cách có ý nghĩa; nếu ăn gừng cùng với cholesterol thì gừng sẽ ngăn cản sự tăng cholesterol máu. Ở chuột cống trắng có cholesterol máu cao, gừng làm giảm cholesterol huyết thanh và cholesterol trong gan. Gừng có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày ở chuột cống trắng.
- Hai thành phần có vị cay của gừng là 6-gingerol và 6-shogaol, đều ức chế co bóp dạ dày trong thí nghiệm dạ dày ở nguyên vị trí trong cơ thể. Sự ức chế do 6- shogaol mạnh hơn.
- Cao gừng chiết với aceton, zingiberen (chất terpenoid chính của cao aceton gừng) và hoạt chất cay 6-gingerol có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày gây ở chuột trắng bởi acid hydrocloric/ethanol. Những kết quả thí nghiệm này gợi ý rằng zingiberen và 6-gingerol là những thành phần quan trọng trong những thuốc làm dễ tiêu có gừng.
- Gừng có phổ hoạt tính kháng nấm tương đối hẹp trong thí nghiệm trên 9 loại nấm. Cao gừng có tác dụng ức chế sự phát triển hệ sợi nấm của Epidermophyton floccosum, Microsporum gypseum, Paecilomyces varioti và Trichophyton mentagrophytes.
- Tác dụng chống say sóng của gừng đã được nghiên cứu trên học viên Trường sĩ quan hải quân không quen đi biển vào lúc biển động dữ dội. Cho mỗi người uống 1g gừng và theo dõi trong 4 giờ liền sau đó, thấy gừng làm giảm nôn (chỉ số bảo vệ 72%) và giảm ra mồ hôi lạnh.
Bột chiết xuất từ gừng đã được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và điều trị rối loạn dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn trong hơn 2.000 năm. Từ xa xưa, gừng cũng được sử dụng để giúp điều trị viêm khớp, đau bụng, tiêu chảy và bệnh tim. Ngoài những công dụng làm thuốc, gừng tiếp tục được đánh giá cao trên toàn thế giới như là một gia vị nấu ăn quan trọng và được cho là giúp lạnh, triệu chứng, đau đầu, và thậm chí cả thời gian đau phổ biến giống như cúm. Có nguồn gốc từ châu Á, nơi sử dụng nó như là một gia vị ẩm thực kéo dài ít nhất là 4.400 năm, gừng phát triển trong đất màu mỡ, ẩm ướt của vùng nhiệt đới.
3. Cần tìm mua Bột chiết xuất gừng chất lượng ở đâu?
Nếu Quý khách đang có nhu cầu mua Bột chiết xuất gừng cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) thì việc tìm mua nguyên liệu Bột chiết xuất gừng chất lượng là một vấn đề tiên quyết.
NOVACO hiện có hơn 10 năm là nhà cung cấp hàng đầu về nguyên liệu Thực phẩm chức năng ( TPCN), nguyên liệu Dược phẩm, nguyên liệu Mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất Sữa bột tại thị trường Việt Nam. Cung cấp Nguyên liệu Key độc quyền được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu TPCN (Novains).
Chúng tôi có Nhà máy nấu Cao dược liệu đạt ISO 22000:2018 nên có thế mạnh cung cấp nguồn Cao dược liệu chất lượng, Cao dược liệu xuất xứ Việt Nam uy tín với giá thành cạnh tranh.
Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của quý khách về sản phẩm, giá cả và phương thức vận chuyển, nhập khẩu hàng. Xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0936.432.966 để đặt mua nguyên liệu này.